Sẽ tổ chức đối thoại với người khuyết tật!
09/05/2017 | 09:54
Đã có nhiều văn bản pháp luật cũng như những chương trình của cộng đồng thể hiện sự quan tâm đến người khuyết tật. Tuy nhiên, việc thực hiện ở nhiều nơi còn mang tính cho có, thậm chí cách đối xử thiếu nhân văn đã khiến “người trong cuộc” bị tổn thương.
Khóa cửa phòng vệ sinh của người khuyết tật
Trong nhiều ngày qua, chúng tôi đi khảo sát các nhà vệ sinh công cộng miễn phí (do một ngân hàng đầu tư xây dựng vài năm gần đây) đặt tại công viên Tao Đàn và công viên 23.9, TP.HCM. Đây được xem là mô hình kiểu mẫu, thậm chí còn được nhiều người gọi với cái tên mỹ miều là “nhà vệ sinh công cộng 5 sao” bởi sự sạch sẽ, tiện ích của nó.
Đặc biệt, bên ngoài mỗi nhà vệ sinh này đều có gắn biểu tượng xe lăn (đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng) đồng thời dành một phòng lớn đối diện cửa ra vào cho những người này. Nhưng điều đáng nói là cho đến nay, các phòng đó thường xuyên bị khóa cửa.
Thậm chí, có những nơi nhân viên đặt đầy dụng cụ lau dọn trong đó như những nhà vệ sinh trong công viên Tao Đàn (đoạn đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1) và công viên 23.9 (đoạn đường Lê Lai).
Trước đó, vào chiều 4.4, tại nhà vệ sinh công cộng “5 sao” tương tự ở bến xe buýt Đầm Sen, chúng tôi cũng thấy khu vực dành cho người khuyết tật bị khóa cửa. Khi chúng tôi hỏi lý do, cô nhân viên trực ở đây giải thích: “Tại vì có những người (không phải người khuyết tật - PV) vào đó tắm rửa, dội nước rất dơ. Khi nào có người khuyết tật vào, tụi tui sẽ mở cửa cho họ”.
Trong khi đó, những nhà vệ sinh lâu nay nằm bên trong công viên Gia Định, Q.Phú Nhuận khá sạch sẽ nhưng đều có nhiều bậc thang, gây khó khăn cho người khuyết tật. Hỏi một số bảo vệ công viên: “Ở đây có nhà vệ sinh nào xe lăn vào được?”, chúng tôi đều nhận được câu trả lời: “Không có”. Một người dân ngồi hóng mát gần đấy góp ý: “Phải bế vô thôi, chứ biết làm sao được!”.\\
Đề cập đến việc chấn chỉnh thái độ không đúng của những nhân viên xe buýt, ông Trung cho biết sắp tới đơn vị này tiếp tục phối hợp với Trung tâm khuyết tật và phát triển mở thêm 100 lớp kỹ năng phục vụ người khuyết tật cho khoảng 5.000 tài xế, tiếp viên.
Ông Trung nhắn nhủ: “Nếu có thông tin cần phản ánh về chất lượng, cung cách phục vụ xe buýt, mọi người hãy cung cấp qua đường dây nóng 1022. Với những trường hợp vi phạm, trung tâm xử lý nghiêm theo nội dung hợp đồng ký kết. Thời gian qua đã có một số tài xế, tiếp viên bị sa thải vĩnh viễn khỏi hệ thống của trung tâm”.
Ý kiến của bạn
Ý kiến của bạn
X
Tin khác:
- Xin giúp đỡ mẹ con chị H RA ÊBAN ! (10/05/2017 | 09:16)
- Chồng đau yếu, vợ nuôi con bị bại liệt (10/05/2017 | 09:09)
- Nghẹn lòng cậu bé ung thư bị biến dạng khuôn mặt (10/05/2017 | 08:57)
- Xót xa hoàn cảnh khó khăn của 3 chị em hiến tạng mẹ cứu 4 người (10/05/2017 | 08:52)
- Xin giúp đỡ bà Phương đang hôn mê (09/05/2017 | 10:47)
- Cuộc sống của nữ nhà văn bị ám ảnh bệnh tật (29/04/2016 | 01:40)
- Xót xa bố mẹ bán tới con bò giống cuối cùng cũng không đủ tiền chữa bệnh cho con (13/04/2016 | 22:12)
- Gian nan giành lại sự sống cho cậu bé gặp tai nạn giao thông kinh hoàng (11/04/2016 | 04:32)
- Hơn 300 học sinh thấp thỏm dưới ngôi trường 'chờ sập' (10/04/2016 | 09:14)
- Chia sẻ khó khăn với bà con vượt mặn, hạn hán (20/03/2016 | 23:10)
- Bé trai bị bỏng nặng cần sự giúp đỡ (18/03/2016 | 04:46)
- Xin giúp anh Huy thoát bệnh hiểm nghèo để tìm lại cuộc sống (07/03/2016 | 03:25)
- 'Cho con về chơi với em, chết cũng được' (06/01/2016 | 04:11)
- Xin giúp đỡ bé 4 tuổi bị xuất huyết giảm tiểu cầu không tiền chạy chữa (04/01/2016 | 04:07)
- Bật khóc trước đau đớn của hai em nhỏ bị bệnh 'người cá' hành hạ (22/12/2015 | 01:05)
- Bán xe máy, bán cả bò vẫn chưa cứu được vợ (20/12/2015 | 22:39)
- Ước mơ của những bệnh nhi ung thư tại viện K... (20/12/2015 | 22:29)
- Cuộc sống của gia đình người đàn ông 1 chân trên chiếc ghe cũ (20/12/2015 | 21:55)
- Cay đắng mẹ già không sợ chết thời chiến, nhưng chỉ muốn chết ở thời bình (07/12/2015 | 03:33)
- '3 ngày lại phải thay một bình oxy, không có nó là em chết…' (10/11/2015 | 01:10)