1/4 thế kỷ cưu mang trẻ lang thang
25 năm cùng song hành với bao nhiêu thế hệ của mái ấm “xa mẹ”, họ thấu hiểu những gì mà trẻ lang thang ở thành phố (TP) phải chịu. 25 năm, hàng trăm người đã lớn lên, trưởng thành và có mái ấm riêng. Nhưng họ vẫn miệt mài với hành trình của mình, dù mái tóc đã pha sương. Đó là ông Vũ Tiến và bà Vũ Thị Ngọc Oanh sống tại phố Ngô Văn Sở, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
1/4 thế kỷ cùng tổ ấm “Xa mẹ”
Năm 1989, ông bà mở quán cơm Hoa Phượng ở 65 Quán Sứ. Do quán cơm nằm gần chùa Quán Sứ, nên người già, trẻ nhỏ đến xin cơm rất đông. Nhìn những đứa trẻ ăn mặc rách rưới, gầy gò, ốm yếu, mặt mũi nhem nhuốc, đói khát vào xin cơm, bà rơi nước mắt, rồi tự tay lấy từng phần cơm, thức ăn để chia cho chúng. Dần dần, số lượng trẻ đến đây ngày càng nhiều, bà bàn với chồng mình tổ chức một bữa ăn tối cho các cháu. Bà Oanh kể: “Buổi tối khách vãn hết, số thức ăn chưa bán hết sẽ được làm lại, nếu thiếu sẽ mua thêm về nấu, để 6 giờ tối kịp tặng cơm miễn phí cho các cháu.
Từ đó “bữa ăn chống đói qua đêm” hình thành. Hằng ngày, bà dặn nhân viên ở quán nấu thêm 2kg gạo và mua thêm thức ăn để đủ cho các cháu đến ăn được no, tối về ngủ không bị đói. Khi ăn xong chúng lại tìm về bến xe, công viên, nhà ga hay mái hiên ngủ tạm, mai lại tiếp tục hành trình đi xin ăn hay làm thêm của mình. Những đứa trẻ đến với bà từ khắp nơi như Hưng Yên, Thanh Hóa, Lao Cai, Bắc Cạn, Hà Giang…, và đều có hoàn cảnh éo le.
Qua một thời gian, khi đã gần gũi truyện trò, bà biết những đứa trẻ này không được học hành, có đứa chỉ học lớp 1, lớp 2, nhưng đi lang thang lâu quá đã quên hết những gì học được. Bà nhen nhóm ý nghĩ thành lập lớp học cho trẻ ngay tại quán cơm của mình.
Lớp học ngay tại quán ăn
Ăn cơm tối xong, bà xếp các bàn ngay ngắn, bày sách vở, bảng viết đã mua sẵn để dạy học. Bà Oanh nói: “Trong các buổi học ngoài dạy chữ, tôi còn dạy chúng học cách đối nhân xử thế, các giao tiếp, ứng xử hằng ngày. Một thời gian sau chúng ý thức được về việc làm, xin ở lại quán rửa bát - không đi móc túi, hay ăn xin nữa. Nhưng tôi bảo bác không bắt các cháu rửa bát, bởi các cháu đang còn bé quá. Chúng bảo nếu không cho làm ở quán nó lại quay về nghề cũ. Đêm hai vợ chồng tôi trằn trọc nghĩ, cuối cùng cũng đưa ra được phương án cho các cháu đi bán báo”.
Năm 1990, “tổ bán báo xa mẹ” được thành lập. Vợ chồng bà bỏ tiền đi lấy báo, chồng bà đã đến các sạp báo, các toàn soạn viết cam kết bảo lãnh để được lấy báo về cho các cháu bán. “Số tiền bán báo được chia cho trẻ để ăn sáng và trưa, còn bữa tối thì ăn ở nhà tôi và ngủ ở đây. Số còn lại để các cháu chữa bệnh lúc ốm đau, dành gửi về nhà. Hoặc để cất đi, tết về quê đưa cho bố mẹ” - bà kể.
Các cháu được chăm sóc và đi học như con cái trong gia đình. “Những cháu nào có thể học lên đại học tôi cũng nuôi, cháu nào muốn đi học nghề: Nấu ăn, sửa chữa xe máy, lái xe…, miễn sao khi các cháu lớn lên có một nghề để mưu sinh”- bà giãi bày.
Cứ như thế, lớp này trưởng thành, lớp khác đến. Nhiều người đã lớn lên từ mái ấm “xa mẹ”. Có người đã trở thành những đầu bếp chuyên nghiệp ở nhà hàng lớn, có người đã tốt nghiệp thạc sĩ và có một công việc ổn định.
Ở tuổi 73, ông Tiến vẫn miệt mài làm hướng dẫn viên du lịch cho các tour xuyên Việt, đến bất cứ đâu theo yêu cầu của khách. Những lúc rảnh rỗi, ông còn dạy các cháu học đàn piano. Ông bà còn mở thêm một quán cà phê nhỏ, một quán cơm bụi, toàn bộ tiền ông bà kiếm được tập trung vào nuôi các cháu với mong ước khi các cháu trưởng thành, vào đời có một cái nghề để mưu sinh.
- Bắt trẻ em xin ăn, bị phạt đến 15 triệu đồng (09/05/2017 | 09:47)
- Thương hai chị em 'đói ăn, thiếu mặc' khi mẹ đi tù, bố thì điên dại (09/05/2017 | 09:42)
- Bé trai 10 tuổi ở Thái Nguyên đi lạc, đói lả sát biên giới Campuchia? (09/05/2017 | 09:35)
- Cậu bé hai tuổi bị bỏ đói suýt chết vì nghi là phù thủy (17/02/2016 | 03:33)
- Câu chuyện buồn đằng sau bức ảnh em bé hôn cha nghèo giữa phố Hà Nội (19/09/2015 | 02:59)
- Đà Nẵng: Các đối tượng lang thang xin ăn tăng gần gấp đôi (24/07/2015 | 00:13)
- Trẻ lang thang trở thành… tội phạm: Cần giáo dục trẻ trước khi sa ngã (27/05/2015 | 03:37)
- Hai mẹ con vô gia cư sống cảnh ‘màn trời chiếu đất’ (29/03/2015 | 23:48)
- Chồng chôn 11 nghìn hài nhi, vợ nuôi cả trăm đứa trẻ mồ côi (25/03/2015 | 04:22)
- Ông bố, bà mẹ địu con nhặt rác, mưu sinh vỉa hè (10/02/2015 | 03:21)
- Hai mẹ con vô gia cư sống cảnh ‘màn trời chiếu đất’ (08/01/2015 | 02:44)
- Cảm động 'người bà' nhận nuôi bé ung thư, 'ông giáo' bán đĩa dạo,.. (06/06/2014 | 16:27)
- Mái ấm cho trẻ lang thang tại Tp.Hồ Chí Minh (06/05/2014 | 03:49)
- Thái Bình: Em bé mù gảy đàn khiến người nghe xúc động (15/04/2014 | 03:46)
- Lớp học dành cho những bé lang thang của đôi vợ chồng nhân hậu (07/03/2014 | 21:03)
- Cuộc sống mưu sinh khiến trẻ nhỏ lang thang tối lạnh trên phố (23/02/2014 | 21:35)
- Triển khai việc tìm gia đình cho các cháu cơ nhỡ (17/02/2014 | 02:29)
- Đằng sau những đứa trẻ lang thang bán kẹo dạo là ai? (P2) (24/01/2014 | 01:18)
- Đằng sau những đứa trẻ lang thang bán kẹo dạo là ai? (P1) (24/01/2014 | 01:14)
- Nhọc nhằn nào ngăn nổi những con người khát khao cái chữ (23/11/2013 | 00:21)